Áp Dụng Ngay Cách Này Giúp Con Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ

Nghiên cứu chỉ ra rằng em bé có thể bắt đầu quá trình học hỏi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Rất nhiều đứa trẻ có thể nhớ lại những kí ức trong hành trình 9 tháng 10 ngày của mình trước khi bước vào một thế giới mới. Con thuộc những bài hát, những câu chuyện cổ tích mà mẹ đã cho nghe trong lúc mang thai. Vì thế, Mẹ hãy tranh thủ giai đoạn này để giáo dục bé từ sớm.
Em bé có thể học được những gì khi ở trong bụng mẹ?
Trẻ sơ sinh ghi nhớ âm thanh và mùi vị mà chúng đã nghe và trải nghiệm trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Hiểu đơn giản, nếu trong quá trình mang thai mẹ có niềm yêu thích với một bài hát hay một chương trình nào đó, thì em bé cũng sẽ nhận ra những âm thanh quen thuộc này khi sinh ra.
Ngoài âm thanh, bé con cũng sẽ quen với mùi vị và học cách thích chúng

Trẻ học hỏi thông qua những cách nào? Có ba cách chính mà trẻ sơ sinh học trong bụng mẹ: - Học tập bằng kinh nghiệm: Trẻ sơ sinh nhận ra giọng nói và âm nhạc quen thuộc mà chúng đã nghe trong bụng mẹ và được chúng xoa dịu sau khi chào đời. - Học bằng cách lặp lại: Lúc còn trong bụng mẹ, nếu bé được nghe một loại âm thanh nào đó rồi thì khi ra đời bé sẽ không bị giật mình nếu nghe lại. Tuy nhiên, âm thanh này phải ở mức vừa phải, không gây ảnh hưởng đến thính lực của thai nhi.
- Học theo sự liên kết: Em bé có thể học cách kết nối những trải nghiệm nhất định với cách người mẹ đang áp dụng vào thời điểm đó. Ví dụ, nếu mẹ thường nghe một bản nhạc nào đó trong khi thư giãn, thì chính bản nhạc đó có thể giúp xoa dịu, dỗ dành em bé sau khi chào đời.
Mẹ có thể áp dụng những cách nào giúp con học tập và sáng tạo? 1. Nghe nhạc Mẹ có thể chọn những bài nhạc nhẹ nhàng mà mình yêu thích. Nên tránh những nhạc quá sôi động hoặc mở âm lượng quá lớn vì có thể khiến em bé bị căng thẳng. Mặc dù nhiều người cho rằng nhạc Mozart hay âm nhạc cổ điển được cho là lý tưởng nhất để kích thích sự phát triển trí não ở trẻ. Nhưng thực tế mẹ có thể nghe bát kỳ bản nhạc nào cũng được, miễn là bản thân yêu thích và cảm thấy thoải mái. 2. Tương tác bằng giọng nói và cảm xúc Trong suốt hơn 40 tuần ở trong bụng mẹ, có lẽ âm thanh ngọt ngào nhất đối với con chính là giọng nói của mẹ. Thai nhi cảm thấy rằng mẹ luôn luôn ở cạnh bên và là người thân thuộc nhất. Đó là lí do em bé có thể nhận ra mẹ ngay sau khi chào đời. Hãy nhớ trò chuyện cùng con hàng ngày để xây dựng kết nối sâu sắc giữa hai mẹ con nhé. Bên cạnh đó, cả những cảm xúc của người mẹ cũng được chia sẻ với thai nhi. Khi người mẹ khóc, cười hay cảm thấy hạnh phúc em bé được làm quen với những cảm xúc này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mẹ bị căng thẳng, hương vị của nước ối sẽ thay đổi và thai nhi sẽ nhận biết được điều này. Cảm xúc của người mẹ trong quá trình mang thai phần nào ảnh hưởng đến tâm trạng và cả tính cách của con sau này, vì thế mẹ nên giữ cho mình một tinh thần thật thoải mái, luôn luôn vui vẻ nhé. 3. Tô Màu Tô màu giúp kích thích não chuyển từ trạng thái căng thẳng sang thư giãn, là cách vô cùng tốt để kết nối cùng con yêu trong bụng và giúp con thông minh từ trong bụng mẹ. Mẹ hãy hình thành một thói quen tốt để giúp bé con cảm nhận được thế giới bên ngoài, cũng như sợi dây tình cảm khăng khít từ mẹ, bằng cách trò chuyện cùng con: "Cái cây có màu xanh con nhỉ?, "Hôm nay mẹ sẽ tô một con voi", "Chú gà trống có một cái mào đỏ thật đẹp", "Cùng mẹ tô màu nào con nhé!" Gợi ý mẹ một cuốn sách tô màu dành riêng cho mẹ bầu vô cùng đặc biệt mang tên Mẹ Bầu Zui.
[107] Bên cạnh những bức tranh sinh động, Mẹ Bầu Zui còn lồng ghép một cách tinh tế kiến thức mang thai khoa học. Những kiến thức vốn khô khan nay được thể hiện dưới dạng các bài Quiz, trò chơi...bỗng trở nên vô cùng tự nhiên, không hề mang lại cho mẹ cảm giác nặng nề. 4. Đọc sách Không chỉ giúp em bé làm quen được với giọng của mẹ, đọc sách giúp bé có thể hiểu và nhận biết được ngôn ngữ từ sớm, đồng thời tạo sợi dây liên kết tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi trong bụng. 5. Tập thể dục Khi vận động, cơ thể tiết ra hormone endorphin, giúp mẹ bầu cảm thấy hưng phấn, tâm trạng vui vẻ, giảm căng thẳng stress. Duy trì hoạt động cũng giúp cải thiện lưu thông máu xung quanh cơ thể, do đó làm tăng sự phát triển tế bào thần kinh trong vùng hải mã của bé. Điều này kích hoạt khả năng học tập và phát triển trí nhớ. 6. Bổ sung Vitamin D: Mỗi ngày mẹ nên dành thời gian từ 10 - 20 phút để tắm nắng và đừng quên sử dụng những thực phẩm giàu Vitamin D. Vitamin D hỗ trợ tăng cường miễn dịch, phân chia tế bào và rất quan trọng cho sự phát triển hệ xương của trẻ. 7. Kết nối "chạm" với bé Vào khoảng tuần thứ 20, em bé có thể cảm nhận được khi mẹ chạm và vuốt ve trên bụng. Đây cũng là 1 phương pháp thai giáo có tên là Haptonomy. Khi mẹ thực hành Haptonomy sẽ gửi tín hiệu xoa dịu đến hệ thần kinh của bé và giúp bé cảm thấy được yêu thương. Một sự thật thú vị là bé có thể phân biệt được cái chạm của mẹ và của bố!