Gợi Ý Top "Siêu" Thực Phẩm Cho Mẹ Bầu

Nên ăn những thực phẩm nào khi mang thai? - Đây chắc chắn là một trong những băn khoăn rất lớn của các mẹ bầu. Bởi những thực phẩm mẹ tiếp nhận hàng ngày sẽ là nguồn dưỡng chất vô cùng thiết yếu cung cấp cho bé con mỗi ngày để phát triển. Cùng điểm danh những loại "siêu" nhất định không thể bỏ qua trong thai kỳ mẹ nhé!

1. Đậu

Đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu ván hay đậu nành? Vâng chính là họ hàng đậu.
Mặc dù có đến hàng trăm loại đậu khác nhau, nhưng chúng có đặc điểm chung là rất giàu đạm, chất xơ và Flavonoid chống oxi hóa. Ngoài ra, trong đậu còn chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi cho cơ thể và giàu Axit Folic - vi chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để dự phòng các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho trẻ.
2. Các loại hạt
Sẽ là một thiếu sót cực kỳ lớn nếu như trong danh sách này không nhắc đến các loại hạt. [2] Không chỉ đối với người bình thường, các loại hạt đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai. Một số loại hạt đứng đầu về hàm lượng dinh dưỡng nên ăn trong thai kỳ phải kể đến như:
Macca: Không hổ danh "nữ hoàng" của các loại hạt, macca chứa nguồn Omega - 3 dồi dào giúp ngăn ngừa huyết áp cao, đảm bảo tim mạch khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi. [111]
Hạt điều: Giàu magie và canxi, góp phần xây dựng cơ bắp và xương chắc khỏe cho thai nhi. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng trong hạt điều cũng giúp mẹ dễ hấp thu sắt hơn đó.
Hạnh nhân: Giàu vitamin E và khoáng chất, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật.
Óc chó: Loại hạt này chứa nguồn Omega 3 cao gấp 3 lần cá hồi, cực kỳ tốt cho trí não và thị lực của bé.
3. Trứng
Trứng là món ăn vô cùng quen thuộc với các mẹ bầu. Hàm lượng đạm trong một quả trứng rất cao, khoảng 6g. Lòng trắng trứng hoàn toàn không chứa chất béo bão hòa, còn lòng đỏ chứa lượng chất béo bão hòa tương đối thấp, chỉ 1.4g.
Vậy nên, khi mang thai mẹ nên ăn từ một đến hai quả trứng mỗi ngày. Tốt nhất là ăn trứng luộc thay vì chiên rán, vì sẽ làm tăng calo và hấp thụ phải loại chất béo không cần thiết! 4. Cá hồi
Hàm lượng Omega - 3 cao trong cá hồi giúp phát triển não bộ của trẻ. Bên cạnh đó, cá hồi rất giàu chất béo không bão hòa, đặc biệt tốt cho tim và mạch máu.
Cũng cần phải lưu ý, mặc dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi rất thấp nhưng để an toàn nhất, thì không nên ăn quá 340g cá hồi mỗi tuần nha. Lượng 340g cũng cung cấp đủ DHA cho một tuần rồi! 5. Dầu Oliu
Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng dầu oliu trong quá trình mang thai có thể phòng chống bệnh ung thư vú của trẻ sau sinh. Ngoài ra, dầu oliu rất giàu chất béo không bão hòa, đồng thời là chất chống oxi hóa và chất kháng viêm mạnh giúp tim mạch và mạch máu khỏe mạnh.
Gợi ý mẹ nên chọn loại dầu oliu tinh khiết (extra virgin) là tốt nhất. Và mặc dù rất tốt, nhưng mẹ cũng chỉ nên sử dụng vừa đủ, nếu không muốn bị tăng cân. 6. Gạo lứt
So với gạo trắng, gạo lứt có lượng chất đạm cao hơn 10%, lượng chất béo không bão hòa nhiều hơn gấp 5 lần, chất xơ nhiều hơn 4 lần, canxi và vitamin cũng nhiều hơn.
Ngoài ra, ăn gạo lứt còn giúp đối phó hiệu quả với chứng táo bón trong thai kỳ. Đồng thời, tốt cho sự phát triển của thai nhi nhờ vào nguồn dưỡng chất có lợi. 7. Súp lơ xanh
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong súp lơ đóng vai trò quan trọng giúp hấp thụ đầy đủ canxi và sắt trong thực phẩm, nâng cao hệ miên dịch và chống oxi hóa tuyệt vời. Ngoài ra, súp lơ cũng rất giàu kali, vitamin A, chất xơ tốt cho mẹ và bé. 8. Cà chua
Cà chua - loại rau củ quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, nhưng mang lại vô vàn lợi ích đối với các mẹ bầu. Nó chứa nhiều vitamin K, kali, sắt, canxi và rất nhiều chất tốt cho thai kỳ. Ngoài ra, hàm lượng Axit - Folic cao trong cà chua giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Đặc biệt, cà chua càng đỏ càng chứa nhiều lycopene - một chất chống oxi hóa có thể chống lại các gốc tự do gây ung thư. Đồng thời giúp phát triển trí não và hệ thần kinh của trẻ.