5 Cách Ngăn Chặn Chứng Suy Giãn Tĩnh Mạch Mẹ Bầu Cần Ghi Nhớ
Mẹ bầu cần làm gì khi bị giãn tĩnh mạch? |
Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch mẹ bầu gặp phải khi mang thai là tình trạng các mạch máu sưng, nổi gồ lên nhiều ở chân hay bất kì vị trí nào trên cơ thể. Lúc này, mẹ sẽ thấy rõ những đường mạch máu màu tím, xanh ngoằn ngoèo nổi trên da. Suy giãn tĩnh mạch là triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Song, nó có thể gây ngứa, đau nhức, khó chịu khi sinh hoạt và đi lại cho mẹ.
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch xảy ra hầu hết với phụ nữ mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố, hormone progesterone tăng lên làm giãn và sưng tĩnh mạch.
Bên cạnh đó, lượng máu mà Mẹ sản sinh thêm để nuôi dưỡng bào thai đã tạo áp lực lên các mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch ở chân.
Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác như: Mẹ bị thừa cân, béo phì, thường xuyên đứng lâu hay phải di chuyển nhiều.
Làm sao để phòng tránh?
- Để phòng tránh và làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch, mẹ cần hạn chế việc phải ngồi hay đứng trong thời gian dài.
- Đồng thời, để máu lưu thông tốt, khi ngồi Mẹ có thể kê cao chân, tránh ngồi vắt chéo.
- Các trang phục mặc hàng ngày cũng cần thoải mái, hạn chế mặc đồ bó sát hay đi giày cao gót.
- Khi nằm, mẹ nên nghiêng về bên trái để làm giảm áp lực đối với tĩnh mạch. Ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, mẹ nên sử dụng gối bầu chuyên dụng khi ngủ giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. [159]
- Ngoài ra, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C (các loại rau củ, hoa quả như dâu tây, nam việt quất, cam)...để giúp tăng cường tính đàn hồi và co giãn của thành mạch máu.[49][48]