Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Khi Mẹ Bầu Bị Vỡ Ối
Túi ối là môt trường sống, giúp cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu để thai nhi phát triển toàn diện. Khi túi ối bị vỡ có nghĩa là em bé đã sẵn sàng chào đời.
Hiện tượng vỡ ối thường xảy ra vào tuần 40 của thai kỳ, tùy vào mỗi người mà lượng nước ối có thể ít hay nhiều |
- Khi nước ối vỡ, mẹ sẽ có cảm giác một túi nước trong người đang bị vỡ ra và nước ối sẽ chảy ồ ạt. Hoặc thấy nước rỉ từ từ giống như khi đang đi tiểu. Mặc dù nhiều phụ nữ mang thai bị rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba nhưng mẹ hoàn toàn có thể phân biệt được bằng cách ngửi mùi và quan sát màu sắc. Nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi amoniac, đó có thể là nước tiểu. Nếu nó không có mùi hoặc có mùi ngọt, đó có thể là nước ối.
- Trong khoảng thời gian từ 12 – 24 giờ sau khi vỡ ối, nếu cảm nhận được những cơn co thắt tử cung thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị ‘vượt cạn’. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn một chút, nên để ngăn ngừa nhiễm trùng do túi ối bị vỡ (thời gian chuyển dạ càng lâu thì nguy cơ càng cao), hầu hết các bác sĩ đều gây chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối nếu mẹ đã gần đến ngày dự sinh.
- Trong khoảng thời gian từ 12 – 24 giờ sau khi vỡ ối, nếu cảm nhận được những cơn co thắt tử cung thì đây cũng là dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị ‘vượt cạn’. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển dạ có thể diễn ra lâu hơn một chút, nên để ngăn ngừa nhiễm trùng do túi ối bị vỡ (thời gian chuyển dạ càng lâu thì nguy cơ càng cao), hầu hết các bác sĩ đều gây chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối nếu mẹ đã gần đến ngày dự sinh.
Mẹ bầu cần làm gì khi bị vỡ nước ối?
- Trên thực tế, chỉ có khoảng 1/10 phụ nữ mang thai vỡ ối trước thời điểm chuyển dạ. Vì vậy, mẹ không nên lo lắng quá mức.- Điều quan trọng là Mẹ cần giữ bình tĩnh, liên hệ với bệnh viện để xin tư vấn từ bác sĩ. Nếu ối vỡ khi thai nhi đủ tháng và cơn gò chưa xuất hiện, mẹ có thể ở nhà chờ thêm khoảng 12 - 24 giờ cho đến khi bắt đầu cơn gò chuyển dạ. Trong thời gian này, mẹ cần bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi bị nhiễm trùng vì hàng rào bảo vệ của túi ối đã bị phá vỡ.
- Để tránh nước ối chảy ra làm ướt quần áo, cũng như giữ cho vùng âm đạo được sạch sẽ, mẹ nên sử dụng miếng lót hoặc khăn mềm để thấm nước. Khi đi vệ sinh, mẹ hãy cẩn thận lau từ trước ra sau, điều này sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.
- Để tránh nước ối chảy ra làm ướt quần áo, cũng như giữ cho vùng âm đạo được sạch sẽ, mẹ nên sử dụng miếng lót hoặc khăn mềm để thấm nước. Khi đi vệ sinh, mẹ hãy cẩn thận lau từ trước ra sau, điều này sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.