Điểm Mặt Bệnh Ngoài Da Mẹ Bầu Dễ Gặp Phải Nhất Trong Thai Kỳ

Ở tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay, sẩn ngứa ở vùng bụng. Đây là bệnh da liễu đặc hiệu gây ngứa phổ biến trong thai kỳ (hay còn được gọi là chứng phát ban đa dạng)  gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày.
Nổi mề đay sẩn ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ bầu
Nổi mề đay sẩn ngứa ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ bầu
Loại phát ban này thường xuất hiện đầu tiên từ các vết rạn da trên bụng với các nốt sẩn đỏ, hơi phù nề quanh rốn. Sau đó, chúng liên kết lại với nhau tạo thành đám sẩn mề đay ở vùng bụng và lan ra toàn bộ bụng, hoặc có thể lan tới vùng mông, cánh tay cẳng chân...Song, thường rất ít xảy ra ở mặt.
Loại phát ban này gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ. Tuy nhiên, may mắn là nó không gây nguy hiểm cho mẹ và bé và cũng sẽ biến mất ngay sau khi sinh khoảng 1-2 tuần.

Vì sao mẹ bầu bị nổi mề đay, sẩn ngứa?

Về nguyên nhân gây ra nổi mề đay sẩn ngứa trong thai kỳ đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức. Có một giả thuyết cho rằng sự hình thành mề đay sẩn ngứa là do sự kích thích của các tế bào phôi thai xâm nhập vào da của mẹ.

Lời khuyên cho mẹ

Để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mẹ có thể áp dụng một số biện phát đơn giản dưới đây:
- Tắm bằng bột yến mạch hoặc baking soda.
- Chườm lạnh.
- Sử dụng gel lô hội sau khi tắm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem trị rạn.
- Không nên tắm nước nóng vì sẽ khiến da bị khô và tình trạng ngứa sẽ nặng hơn.
Nếu cơn ngứa không giảm bớt mà có xu hướng nặng hơn, mẹ hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu về các loại thuốc hoặc kem bôi giảm ngứa. Một số thuốc steroid được coi là an toàn trong thai kỳ nhưng mẹ không nên tự ý sử dụng mà phải tuân thủ theo đúng liều lượng và sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ.