Haptomony - Phương Pháp Xây Dựng Kết Nối Sâu Sắc Giữa Bố Mẹ Và Trẻ Sơ Sinh
Phương pháp Haptonomy vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam |
Phương pháp Haptonomy là gì?
Haptonomy xuất phát từ 2 thuật ngữ Hy Lạp là hapsis/haptein có nghĩa là "chạm vào" và nomos là "chuẩn mực". Theo đó, đây là một phương pháp tạo ra sự tiếp xúc giữa cha mẹ và em bé trong bụng, được nghiên cứu bởi bác sĩ người Hà Lan Frans Valdman. Em bé có thể cảm nhận được những cái "chạm", cử chỉ vuốt ve của cha mẹ qua thành bụng và tử cung. Haptonomy là một phương pháp vô cùng đơn giản để xây dựng cách giao tiếp với con cái ngày từ sớm, qua đó giúp phát triển kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và em bé trước khi chào đời.
Haptonomy và những lợi ích trong thai kỳ
Haptonomy dường như vẫn là một phương pháp khá mới mẻ, nhất là tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu biết đến và thực hành thường xuyên trong thai kỳ, sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời.Chúng ta đều biết, xúc giác là một trong những giác quan được hình thành ngay từ đầu thai kỳ. Em bé có thể cảm nhận được những gì xung quanh mình và đặc biệt thông qua từ cung và thành bụng của mẹ, bé con cũng sẽ cảm nhận được hơi ấm áp từ bàn tay âu yếm đầy yêu thương của bố mẹ dành cho mình.
- Bằng cách trò chuyện cùng con thông qua những cái "chạm", sẽ giúp hình thành kết nối sâu sắc giữa bố mẹ và em bé trong bụng. Sợi dây tình thường giữa cha mẹ và con cái sẽ càng được thắt chặt. Hãy thử để ý phản ứng của con đang "đáp lại" tiếng gọi trìu mến từ bố mẹ nhé!
- Bên cạnh đó, thực hành Haptonomy giúp tâm lý người mẹ thoải mái hơn, giảm được căng thẳng stress hay loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
- Thực hành Haptonomy còn là cơ hội vô cùng tuyệt vời để các ông bố tương lai ý thức được vai trò của mình và trở thành người bạn đồng hành tâm lý cùng mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
- Đặc biệt phương pháp Haptonomy cũng được chứng minh giúp mẹ giảm các cơn đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
- Mẹ áp bàn tay của mình lên bụng, thỉnh thoảng di chuyển chúng từ phải sang trái, chậm rãi và đồng thời ấn nhẹ. Các động tác được thực hiện một cách nhẹ nhàng.
- Khi cảm nhận được những chuyển động này và hơi ấm từ tay mẹ, sẽ mất vài phút để em bé di chuyển và nằm gọn trong vị trí lòng bàn tay của mẹ. Để hồi đáp lại "tiếng gọi" yêu thương bên ngoài, Bé cũng có thể phát ra nhiều tín hiệu như bằng những cú đá nhỏ chẳng hạn.
- Tương tự như vậy, bố cũng có thể cùng mẹ thực hành phương pháp thai giáo này để trò chuyện cùng bé. Phương pháp này không chỉ tạo ra cảm xúc, nó còn khuyến khích bé điều chỉnh vị trí để tạo ra tư thế thoải mái nhất cho cả bé và mẹ.
- Bên cạnh đó, thực hành Haptonomy giúp tâm lý người mẹ thoải mái hơn, giảm được căng thẳng stress hay loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
- Thực hành Haptonomy còn là cơ hội vô cùng tuyệt vời để các ông bố tương lai ý thức được vai trò của mình và trở thành người bạn đồng hành tâm lý cùng mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh nở.
- Đặc biệt phương pháp Haptonomy cũng được chứng minh giúp mẹ giảm các cơn đau trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Lựa chọn thời điểm thực hành Haptonomy
Thời điểm tốt nhất bạn có thể bắt đầu để thực hành Haptonomy là từ tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ. Ở giai đoạn mà người mẹ cảm nhận được cử động thai, hay còn gọi là thai máy.Thực hành Haptonomy như thế nào?
Cách thức thực hiện Haptonomy rất đơn giản:- Mẹ áp bàn tay của mình lên bụng, thỉnh thoảng di chuyển chúng từ phải sang trái, chậm rãi và đồng thời ấn nhẹ. Các động tác được thực hiện một cách nhẹ nhàng.
- Khi cảm nhận được những chuyển động này và hơi ấm từ tay mẹ, sẽ mất vài phút để em bé di chuyển và nằm gọn trong vị trí lòng bàn tay của mẹ. Để hồi đáp lại "tiếng gọi" yêu thương bên ngoài, Bé cũng có thể phát ra nhiều tín hiệu như bằng những cú đá nhỏ chẳng hạn.
- Tương tự như vậy, bố cũng có thể cùng mẹ thực hành phương pháp thai giáo này để trò chuyện cùng bé. Phương pháp này không chỉ tạo ra cảm xúc, nó còn khuyến khích bé điều chỉnh vị trí để tạo ra tư thế thoải mái nhất cho cả bé và mẹ.