Mẹ Bầu Chú Ý Những Thay Đổi Của Chất Nhầy Cổ Tử Cung
Nếu mẹ đang cố gắng thụ thai hoặc nghi ngờ mình đang mang thai, hãy chú ý đến chất nhầy cổ tử cung. Chất nhầy cổ tử cung là tập hợp các niêm mạc tử cung để hình thành nên một "nút" bảo vệ bên ngoài hiệu quả, chúng đóng vai trò quan trọng để ngăn chặn những những loại vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cổ tử cung gây nhiễm trùng. Khi quá trình thụ tinh đã xảy ra, chất nhầy cổ tử cung sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai mới được làm tổ. Sau đó, trong suốt thai kỳ, chất nhầy này sẽ tiếp tục bảo vệ thai nhi đang lớn lên khỏi nhiễm trùng.
Quan sát dịch nhầy cổ tử cung sẽ biết được khả năng đậu thai tương đối chính xác |
Ở thời kỳ đầu thai kỳ, sau khi rụng trứng, chất nhầy cổ tử cung tiết ra đặc, trong và có độ đàn hồi. Ngược lại, nếu không mang thai, chất nhầy sẽ loãng và khô hơn bởi lượng estrogen giảm. Sau khi thụ thai, chất nhầy sẽ tiếp tục tiết ra nhiều hơn do sự tăng lên của các hormone là estrogen và progesterone.
Lời khuyên cho mẹ
Để chất nhầy cổ tử cung có chất lượng tốt nhất, Mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:- Uống đủ nước: Cũng như hầu hết các chất tiết trong cơ thể, chất nhầy cổ tử cung có thành phần chủ yếu là nước. Vì vậy, mẹ hãy chắc chắn uống đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Ăn trái cây: Một số loại trái cây rất tốt cho sức khỏe thai kỳ, đồng thời giúp làm tăng prostaglandin và pH của chất nhầy cổ tử cung, tạo môi trường tốt nhất cho tinh trùng như bưởi, dứa...
- Vận động hàng ngày: Tập thể thao mỗi ngày không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có thể làm tăng chất lượng và số lượng dịch nhầy cổ tử cung. Mẹ có thể lựa chọn một số môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, yoga...
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để có chất lượng chất nhầy cổ tử cung tốt hơn, mẹ nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn có tính axit và đường. Hãy bắt đầu tăng lượng rau xanh trong khẩu phẩn ăn hàng ngày. Điều này sẽ giúp chất nhầy có tính kiềm hơn. Tinh trùng sống sót tốt hơn trong môi trường kiềm hơn là axit.