Mẹo Hữu Ích Giúp Mẹ Bầu "Tạm Biệt" Chứng Chuột Rút Thai Kỳ

Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Chuột rút là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Dấu hiệu và nguyên nhân chuột rút khi mang thai

Chuột rút là hiện tượng phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Chuột rút thường xảy ra ở bàn chân, bắp chân và đùi khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhức và không thể cử động được. Hiện tượng này thường bắt đầu xảy ra vào thời điểm 3 tháng giữa của thai kỳ và lặp lại với tần suất nhiều hơn vào những tháng cuối.
Mẹ có thể gặp phải tình trạng chuột rút ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng vào ban đêm mức độ sẽ nặng hơn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Có một vài nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho triệu chứng này như: trọng lượng cơ thể mẹ ngày càng tăng lên gây áp lực đến các mạch máu ở chân, chế độ ăn uống dư thừa phốt pho nhưng lại thiếu canxi hoặc magiê. Ngoài ra, các hormone thai kỳ cũng được nhắc tới là yếu tố gây ra chuột rút.

Lời khuyên cho mẹ

- Để giảm thiểu tần suất chuột rút ở chân khi mang thai, mẹ bầu nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế.
- Bên cạnh đó, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ canxi và magiê nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ. Nguồn thực phẩm giàu canxi, mẹ có thể bổ sung từ các loại thịt, cá, tôm, cua...Trong khi, một số thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt...mang đến nguồn magiê dồi dào.
[2] [5] [111] [152]
- Ngoài ra, nghỉ ngơi đầy đủ, tập các bài tập nhẹ nhàng hay đi bộ cũng là cách rất tốt để mẹ tránh được những cơn đau do chuột rút gây ra.