Mẹo Hữu Ích Giúp Mẹ "Đánh Bay" Ốm Nghén

Ốm nghén là triệu chứng vô cùng phổ biến của thai kỳ. Khi bị ốm nghén, mẹ thường xuyên cảm thấy nôn nao trong người đặc biệt là vào buổi sáng. Kèm theo đó là những biểu hiện như buồn nôn, nôn, sợ một số mùi và thực phẩm có mùi mạnh. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi về thể chất mà tinh thần cũng đi xuống. Vậy làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Đừng bỏ qua những mẹo hay ho trong bài viết này nhé!
Giải đáp chi tiết về ốm nghén cho mẹ bầu
Giải đáp chi tiết về ốm nghén cho mẹ bầu

Mẹ xuất hiện những triệu chứng ốm nghén từ giai đoạn nào của thai kỳ?

Ốm nghén thường xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ và có khoảng 3/4 phụ nữ mắc ốm nghén khi mang thai. Thông thường, ốm nghén sẽ giảm bớt dần sau tuần 12 đến tuần 14. Tuy nhiên, một số ít Mẹ có thể sẽ gặp phải tình trạng này trong tam cá nguyệt thứ 2, thậm chí cả tam cá nguyệt thứ 3.

Liệu Ốm Nghén Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Mẹ có băn khoăn liệu rằng ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bởi điều này sẽ không ảnh hướng tới thai nhi. Tuy nhiên, Mẹ cần ăn uống đủ chất hoặc chia thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn 3 bữa chính, bởi khi bụng đói Mẹ sẽ cảm thấy tình trạng buồn nôn nặng hơn.

5 Cách Trị Ốm Nghén Hiệu Quả Nhất

Khi bị ốm nghén, mẹ hãy áp dụng ngay 5 mẹo dưới đây sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ:
- Ngậm kẹo có vị bạc hà hoặc ngậm 1 lát chanh
- Sử dụng thực phẩm và đồ uống có chứa gừng như kẹo gừng, bánh quy gừng
- Tránh xa các thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm cay nóng
- Sử dụng trà hữu cơ giảm nghén. Trà hữu cơ Earth Mama với 100% thành phần hữu cơ giúp mẹ "đánh bay" nghén ngẩm vô cùng hiệu quả.
[174]
- Ăn trái cây sấy dẻo. Mixfruits trái cây sấy dẻo vị chua chua, ngọt ngọt giúp mẹ giảm nghén hiệu quả. Đồng thời là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho cả thai kỳ.
[5]