TRỨNG NGỖNG CÓ THỰC SỰ TỐT CHO MẸ BẦU

Theo kinh nghiệm dân gian, khi mang thai, mẹ bầu ăn trứng ngỗng để sinh con thông minh hơn. Thế nhưng, điều này có đúng?

Trứng ngỗng có kích cỡ khá lớn, gấp 3 lần trứng gà. Vỏ trứng lại cứng hơn trong khi đem đến mùi vị béo cũng như đậm đà hơn so với trứng gà, trứng vịt thông thường. Ngoài ra, mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ đem lại khá nhiều lợi ích bởi loại trứng này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Một số tác dụng tích cực của việc bà bầu ăn trứng ngỗng như sau:

1. Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt cho trí não của thai nhi
Một số chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ có ích cho thai nhi. So với các loại trứng khác, lòng đỏ trứng ngỗng có chứa hơn một nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng. Lecithin là hợp chất rất có lợi của não bộ và mô thần kinh. Vì vậy, nếu bà bầu ăn trứng ngỗng khi mang thai, bạn sẽ tạo thêm điều kiện để bé yêu trở nên thông minh hơn đấy.

2. Bà bầu ăn trứng ngỗng ngăn ngừa cảm lạnh
Vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường, mẹ bầu có thể dễ dàng bị cảm lạnh và cảm thấy không được thoải mái. Do đó, để đề phòng cảm lạnh, bạn có thể thêm trứng ngỗng vào khẩu phần ăn. Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu có được nhiều năng lượng hơn trong các hoạt động hàng ngày cũng như bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật do trong trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

3. Bầu ăn trứng ngỗng tăng cường trí nhớ
Trong thời kỳ mang thai, do sự khó chịu về thể chất hoặc sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh mà bạn dễ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí suy giảm trí nhớ. Vào thời gian này, bạn có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hay đập trứng ngỗng vào bát, khuấy đều, hấp chín. Sau 5 ngày, bạn sẽ cảm thấy trí nhớ được cải thiện khá nhiều.

4. Giàu amino axit
Trứng ngỗng chứa các axit amin cần thiết cho phụ nữ mang thai và các vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, E, riboflavin và thiamine cùng các chất khoáng sắt, phốt pho, canxi. Các thực phẩm khác cũng có thể chứa các chất dinh dưỡng tương tự nhưng trứng ngỗng là món chứa những axit amin hoàn chỉnh, nhiều chất dinh dưỡng hơn và dễ hấp thu hơn.

Cách chế biến trứng ngỗng với bà bầu
Bạn có thể chế biến trứng ngỗng tương tự như trứng gà chẳng hạn như luộc, hấp hoặc rán tùy theo sở thích ăn uống của bạn. Do trứng ngỗng khá lớn, bạn chỉ cần ăn 1 quả trứng là có bữa ăn no bụng.

Lưu ý quan trọng:
Dù rất bổ dưỡng nhưng trứng ngỗng chứa hàm lượng cholesterol khá cao. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo chỉ nên hấp thụ ít hơn 300mg cholesterol mỗi ngày. Một quả trứng có đến 1.227mg cholesterol. Với hàm lượng này, các chuyên gia khuyên mẹ bầu ăn trứng ngỗng không quá thường xuyên để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch.