10 Lời Khuyên Hữu Ích Nhất Cho Thai Kỳ
Mang thai lần đầu ắt hẳn mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, bối rối vì chưa có nhiều kinh nghiệm. Hãy cùng xem ngay những lời khuyên hữu ích dưới đây để có một thai kỳ trọn vẹn nhất mẹ nhé!
Bài viết được tham khảo từ BabyCenter |
Uống vitamin trước khi sinh
Bổ sung vitamin là điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường chỉ sau khi biết mình đang mang thai mới bắt đầu tìm hiểu những loại vitamin nên uống trong thai kỳ.Nhưng sẽ tốt hơn nếu mẹ tìm hiểu về điều này trước khi có ý định mang thai. Bởi một số loại dinh dưỡng thiết yếu như axit folic, canxi, sắt...nên được bổ sung trước thai kỳ.
Tập thể dục
Duy trì các hoạt động tập luyện phù hợp rất quan trọng đối với sức khỏe, đồng thời còn có thể giúp mẹ giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn và giúp ngủ ngon giấc hơn.Nếu không có thời gian hay điều kiện để tham gia lớp học, chỉ cần mẹ duy trì đi bộ ít nhất 15-20 phút mỗi ngày với tốc độ vừa phải là đã rất tốt.
Một số môn thể thao khác như Pilates, yoga, bơi lội...cũng là một lựa chọn tuyệt với dành cho các mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ hãy nhớ kiểm tra sức khỏe với bác sĩ trước khi tập luyện.
Tham gia một lớp học tiền sản
Ngay cả khi đây không phải là em bé đầu tiên, thì việc tham gia một lớp học về những kiến thức thai kỳ sẽ giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở. Ở đó, mẹ không chỉ có cơ hội tìm hiểu thêm về việc sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh mà còn có thể đặt ra những câu hỏi cụ thể và những lo lắng để các chuyên gia giải đáp.Thực hành Kegel
Mặc dù Kegel còn khá mới lạ với các mẹ bầu Việt Nam, nhưng mẹ hãy thử tìm hiểu để thấy những lợi ích tuyệt vời của kegel đối với thai kỳ.Các bài tập Kegel tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ bàng quang, ruột và tử cung. Thực hiện đúng cách, bài tập đơn giản này có thể giúp sinh nở dễ dàng hơn và ngăn ngừa các vấn đề về tiểu không kiểm soát sau này.
Loại bỏ độc tố
Những chất kích thích như thuốc lá, rượu...và thậm chí cả các dung môi như chất làm loãng sơn và tẩy sơn móng tay nên được loại bỏ hoặc hạn chế tối đa khi đang mang thai.Hút thuốc lá, làm giảm lưu lượng oxy đến em bé, nó cũng có liên quan đến sinh non và các biến chứng thai kỳ. Trường hợp nếu không thể ngừng hút thuốc, uống rượu hay các chất kích thích khác, hãy cho bác sĩ biết để nhận được những hướng dẫn thích hợp.
Lựa chọn công việc phù hợp
Ngay cả những công việc hàng ngày, như cọ rửa phòng tắm hoặc dọn dẹp tắm rửa cho thú cưng cũng có thể trở nên rủi ro khi mang thai. Tiếp xúc với hóa chất độc hại từ chất tẩy rửa hoặc tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây hại cho mẹ và bé. Dưới đây là một số việc mẹ cần lưu ý:- Không leo lên ghế đẩu hoặc thang để dọn dẹp
- Tránh tiếp xác với các hóa chất tẩy rửa
- Rửa tay thật sạch sau khi sử lý thịt sống và tiếp xúc với vật nuôi
Mua giày
Khi bụng bầu ngày càng lớn, bàn chân cũng bị áp lực khi làm trụ đỡ cơ thể. Do đó, lựa chọn một đôi giày thoải máy sẽ giúp bàn chân được thư giãn, tránh bị mỏi, phù nề...Uống nhiều nước
Trong thời kỳ mang thai, máu của người mẹ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé của bạn qua nhau thai, đồng thời mang chất thải và carbon dioxide đi. Điều này có nghĩa lượng máu của mẹ tăng lên đến 50% để xử lý tất cả các hoạt động bổ sung này. Vì vậy, mẹ cần uống nhiều hơn để hỗ trợ quá trình này.Uống nước cũng có thể ngăn ngừa táo bón, trĩ, nhiễm trùng tiểu, mệt mỏi, đau đầu, sưng tấy và các triệu chứng mang thai khó chịu khác. Do đó, mẹ hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày.
Ăn thực phẩm giàu Folate
Ngoài việc uống 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày, mẹ đừng quên bổ sung thực phẩm giàu folate, như ngũ cốc, các loại hạt, măng tây, đậu lăng, cam và nước cam. Theo các nghiên cứu: Axit folic rất quan trọng đối với sự phát triển thích hợp của ống thần kinh của em bé - bao gồm tủy sống - và rất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới.Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm
Mẹ có thể gặp phải nhiều triệu chứng thai kỳ như: chuột rút, đau đầu, ốm nghén...Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu sau đây, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám:- Chuột rút mạnh
- Các cơn co thắt cách nhau 20 phút
- Chảy máu âm đạo hoặc rò rỉ chất lỏng
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Khó thở
- Tim đập nhanh
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Đi lại khó khăn, phù nề (sưng khớp)
- Giảm hoạt động của em bé (thông qua hoạt động đếm thai máy)